Nội Dung Bài Viết MÁY TRỘN TRỤC ĐỨNG HAY TRỤC NGANG PHÙ HỢP CHO TRANG TRẠI CỦA BẠN?Ngày nay, người chăn nuôi chú trọng nhiều hơn về dinh dưỡng, khẩu phần ăn, thậm chí thời gian cho ăn để đảm bảo đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất trong chăn nuôi. Thức ăn chăn nuôi gia súc ngày càng trở nên phong phú hơn và việc bổ sung thêm các vi lượng, thức ăn tinh và cho ăn thức ăn hỗn hợp là cần thiết. Chính vì vậy, máy trộn thức ăn đóng vai trò rất quan trọng trong chăn nuôi gia súc và đặc biệt trong chăn nuôi bò. Với máy trộn thức ăn sẽ giúp các chất bổ sung, vi lượng phân bổ đồng đều trong thức ăn để đảm bảo đáp ứng yêu cầu về chế độ ăn cho gia súc và chúng sẽ không tự chọn thức ăn theo sở thích.
Có 2 loại máy trộn thức ăn thường được chào bán là máy trộn trục đứng và máy trộn trục ngang. Vậy sự khác nhau giữa hai loại này là gì và loại nào phù hợp với trang trại của bạn? MÁY TRỘN TRỤC NGANGMáy trộn trục ngang là máy trộn với các trục trộn nằm ngang trong buồng trộn, số trục trộn có thể là 2, 3, hoặc 4 tùy theo công suất. Máy trộn ngang có hai loại trục khoan (auger) hoặc “guồng quay tơ” (reel). Máy trộn này thích hợp để trộn đến 8% chất lỏng vào hỗn hợp khô, khả năng trộn nhanh, có thể trộn một lượng lớn thức ăn trong một khoảng thời gian ngắn, vì vậy, máy trộn trục ngang phù hợp cho các nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi và các trang trại lớn cần trộn khối lượng lớn và đủ diện tích để có thể dễ dàng di chuyển với đầu kéo. Tuy nhiên, máy trộn ngang lại có một số nhược điểm:
MÁY TRỘN TRỤC ĐỨNGMáy trộn trục đứng thường có một, hai hoặc nhiều hơn hai trục trộn nằm đứng trong buồng trộn với cánh trộn có đường kính giảm dần từ đáy lên đỉnh, trên trục thường được gắn các lưỡi dao đủ để cắt nhỏ và trộn các thức ăn, kể cả với các thức ăn như cuộn rơm và kiện cỏ khô. Ngày nay, máy trộn đứng đã có nhiều cải tiến, với quá trình trộn chỉ khoảng 3 đến 4 phút vẫn đảm bảo độ đồng nhất và giữ được các đặc tính tự nhiên của thức ăn. Do đó, nó càng trở nên phù hợp hơn cho các trang trại chăn nuôi. Nếu máy trộn trục ngang đắt tiền và cần nhiều không gian, năng lượng để hoạt động thì máy trộn trục đứng giá cả phải chăng hơn và sử dụng ít năng lượng, không gian hơn và có thể dễ dàng di chuyển quanh trang trại với đầu kéo. Bên cạnh đó, tuổi thọ của thiết bị cũng cần nhắc đến. Tổng kết kinh nghiệm tại một số trang trại ở Châu Âu, đối với máy trộn ngang tuổi thọ của thiết bị khoảng 3500 đến 4000 giờ và chi phí sửa chữa, bảo dưỡng và vận hành thông thường chiếm khoảng 25% chi phí mua máy. Trong khi máy trộn đứng tuổi thọ sử dụng khoảng 8000 đến 12000 giờ và chi phí sửa chữa, bảo dưỡng thông thường không vượt quá 10% giá thành mua máy. MÁY TRỘN TRỤC ĐỨNG TRIOLIETHãng Trioliet của Hà Lan là một trong những nhà sản xuất máy trộn trục đứng hàng đầu với hơn 50 năm kinh nghiệm. Vậy điều gì tạo nên tính độc đáo cho máy trộn của hãng Trioliet?
Trục trộn được thiết kế độc đáo giúp giảm chi phí cho bảo trì bảo dưỡngTrục trộn được thiết kế gồm 2 trục lồng vào nhau, trục bên trong được làm liền khối với đáy buồng trộn, trục trộn với cánh khuấy lồng bên ngoài và truyền động thông qua các vòng bi. Khi trộn thức ăn, các lực dọc và ngang lớn tác động lên trục trộn, đặc biệt là khi xử lý các cuộn cỏ. Hai vòng bi được bố trí ở hai đầu trục và dùng vòng bi có độ chịu tải lớn giúp đảm bảo sự ổn định và kéo dài tuổi thọ cho trục trộn. Đáy buồng trộn được trang bị khung gia cố chắc chắnTrong quá trình trộn, đáy buồng trộn là nơi chịu tải trọng lớn nhất và dễ bị mài mòn nhất, chính vì vậy hãng đã thiết kế thêm một vòng gia cố ở phần đáy buồng trộn để đảm bảo khả năng chịu tải và mài mòn. Tiết kiệm nhiên liệuLưỡi dao cắt gắn trên trục trộn với thiết kế được cấp bằng sáng chế giúp giảm lực cản khi cắt trộn từ đó giúp tiết kiệm nhiên liệu. Ngoài ra, lưỡi dao được thiết kế có thể tự mài và bền bỉ trong suốt quá trình sử dụng. Vật liệu thép S355JRToàn bộ buồng trộn, trục trộn, cánh khuấy, khung gầm đều được làm bằng vật liệu thép S355JR (St.52) với độ dày phụ hợp đảm bảo độ bền và cứng cáp.
Vui lòng liên hệ chúng tôi để được tư vấn chi tiết – Hotline: 0903 042 747 |
Bài viết liên quan
Sự Thử Va Đập Charpy
Sự thử va đập Charpy còn được gọi là sự thử khắc-V Charpy là phép ...
Th7
Phương Pháp Đo Độ Nhớt Chất Lỏng
Nội Dung Bài Viết Đinh nghĩa độ nhớt chất lỏng ?Những yếu tố ảnh hưởng ...
Th7
Tìm Hiểu Về Phương Pháp Chưng Cất Đạm Kjeldahl
Nội Dung Bài Viết Giới thiệu về phương pháp chưng cất đạm Kjeldahl:Cách xác định ...
Th7
Xác định hàm lượng Casein trong sữa bằng phương pháp Kjeldahl
Xác định hàm lượng Casein thông qua phương pháp Kjeldahl nhằm xác định hàm lượng ...
Th7
Các Kỹ Thuật Sắc Ký Và Kinh Nghiệm Chọn Sắc Cho Phòng Thí Nghiệm
Sắc ký là khái niệm về hệ số phân vùng giữa hai chất dung môi ...
Th6
Lưu Ý Khi Mua Thiết Bị Phá Mẫu
Máy phá mẫu là một trong những thiết bị quan trọng trong quá trình chưng ...
Th6