Sự thử va đập Charpy còn được gọi là sự thử khắc-V Charpy là phép thử nghiệm biến dạng nhanh được chuẩn hóa nhằm để xác định năng lượng hấp thụ bởi vật liệu trong quá trình gãy vỡ. Năng lượng hấp thụ này giúp xác định độ dai của vật liệu đồng thời công cụ để nghiên cứu sự chuyển biến dòn-dẻo theo nhiệt độ. Thiết bị được ứng dụng rộng rãi trong lĩnh vực công nghiệp, với ưu điểm dễ dàng và chi phí thấp. Tuy nhiên kết quả đều tương đối.

Nội Dung Bài Viết
Dụng cụ thử nghiệm charpy
Bộ dụng cụ thử nghiệm va đập Charpy gồm bộ dụng cụ bao gồm một búa con lắc đập vào mẫu đã được khắc.Năng lượng truyền vào vật liệu được tính toán bằng cách so sánh sự thay đổi độ cao của búa trước và sau một sự gãy vỡ lớn.
Yếu tố cần lưu ý
Vết khắc trên mẫu là yếu tố sẽ gây ảnh hưởng tới kết quả của phép thử va đập, do đó vết khắc cần có kích thước và hình dạng chuẩn. Ngoài ra kích cỡ của mẫu cũng là yếu tố gây ảnh hưởng tới kết quả, do vật liệu có biến dạng phẳng hay không.
Kết quả định lượng
Kết quả định lượng của phép thử va đập – năng lượng cần thiết để làm gãy vỡ vật liệu – có thể dùng để đo độ dai va đập và độ bền dẻo của vật liệu. Cũng có thể nghiên cứu tốc độ biến dạng và phân tích ảnh hưởng của nó tới sự gãy vỡ.
Nhiệt độ chuyển tiếp dẻo-giòn (ductile-brittle transition temperature, DBTT) có thể được truy ra từ nhiệt độ mà tại đó năng lượng cần để làm gãy vỡ vật liệu thay đổi mạnh. Tuy nhiên thực tế không có một sự chuyển tiếp rõ ràng nào nên việc tìm được nhiệt độ chuyển tiếp chính xác là khó khăn. DBTT chính xác có thể nhận được qua thực nghiệm theo nhiều cách: năng lượng hấp thụ riêng, thay đổi mặt gãy vỡ (ví dụ 50% diện tích bị nứt vỡ)…
Kết quả định tính
Có thể được dùng để xác định độ dẻo của vật liệu bằng kết quả định tính của phép thử va đập. Nếu vật liệu bị vỡ theo một mặt phẳng, gãy vỡ là dẻo, còn nếu vật liệu bị vỡ với các cạnh răng cưa hay lưỡi cắt, sự gãy vỡ là dòn. Đa phần vật liệu không gãy vỡ theo chỉ một kiểu, do vậy khi so sánh diện tích phần răng cưa và phẳng của sự gãy vỡ có thể mang lại sự ước lượng về phần trăm của gãy vỡ dẻo và dòn.
Bài viết liên quan
Phương Pháp Đo Độ Nhớt Chất Lỏng
Nội Dung Bài Viết Đinh nghĩa độ nhớt chất lỏng ?Những yếu tố ảnh hưởng ...
Th7
Tìm Hiểu Về Phương Pháp Chưng Cất Đạm Kjeldahl
Nội Dung Bài Viết Giới thiệu về phương pháp chưng cất đạm Kjeldahl:Cách xác định ...
Th7
Xác định hàm lượng Casein trong sữa bằng phương pháp Kjeldahl
Xác định hàm lượng Casein thông qua phương pháp Kjeldahl nhằm xác định hàm lượng ...
Th7
Các Kỹ Thuật Sắc Ký Và Kinh Nghiệm Chọn Sắc Cho Phòng Thí Nghiệm
Sắc ký là khái niệm về hệ số phân vùng giữa hai chất dung môi ...
Th6
Lưu Ý Khi Mua Thiết Bị Phá Mẫu
Máy phá mẫu là một trong những thiết bị quan trọng trong quá trình chưng ...
Th6
MỘT SỐ CÂU HỎI VỀ ỨNG DỤNG CỦA MÁY ĐO QUANG PHỔ NIR
Qua bài viết “Tổng quan về máy quang phổ cận hồng ngoại – máy NIR” ...
Th9