Qua bài viết “Tổng quan về máy quang phổ cận hồng ngoại – máy NIR” các bạn đã biết thiết bị này hoạt động cần có ứng dụng hay còn gọi là đường chuẩn đi kèm. Vậy với các ứng dụng này cần phải chú ý điều gì? Cùng tìm hiểu một số câu hỏi thường gặp liên quan đến ứng dụng của máy đo quang phổ NIR.
Cần có phần mềm để tạo ứng dụng cho máy quang phổ cận hồng ngoại NIR
Nội Dung Bài Viết
Tạo ứng dụng cho máy đo quang phổ NIR như thế nào?
Máy đo quang phổ NIR đo lường các thành phần dựa trên ứng dụng; được xây dựng từ việc tham chiếu với phương pháp phân tích hóa ướt trên mỗi loại mẫu cụ thể. Do đó, tùy theo loại mẫu, chỉ tiêu mong muốn phân tích sẽ cần tạo ra các ứng dụng khác nhau.
Ví dụ: bạn muốn có ứng dụng phân tích các thành phần thức ăn chăn nuôi như ẩm, đạm, béo, xơ. Bạn cần thu thập các mẫu thức ăn chăn nuôi, đem quét trên máy đo quang phổ NIR để lấy phổ đồng thời phân tích các thành phần mong muốn theo phương pháp truyền thống hay còn gọi là phương pháp hóa ướt (như ẩm đo bằng tủ sấy, đạm phân tích bằng phương pháp Kjeldahl…). Từ dữ liệu phổ thu được và kết quả phân tích hóa ướt, qua phần mềm tạo ứng dụng xử lý số liệu sẽ tạo ra ứng dụng cho mẫu thức ăn chăn nuôi của bạn.
Khi ứng dụng đã chứa lượng phổ đại diện và giá trị tham chiếu phù hợp sẽ chỉ cần tạo một lần để sử dụng lâu dài. Việc yêu cầu cập nhật lại ứng dụng chỉ cần thiết khi các mẫu bắt đầu thay đổi. Chẳng hạn thay đổi thông số cần đo, đổi nguồn nguyên liệu thô hoặc qui trình sản xuất…
Cần bao nhiêu mẫu để có thể tạo được ứng dụng?
Số lượng mẫu cần thiết để tạo một ứng dụng tốt sẽ phụ thuộc rất nhiều vào khả năng hấp thụ phân tử của thông số đo và độ phức tạp của nền mẫu.
Ví dụ với một nền mẫu đơn giản như dung môi halogen hóa, cần xác định nồng độ nước, thường chỉ yêu cầu 10 – 20 mẫu bao phủ toàn bộ phạm vi nồng độ quan tâm. Nhưng các nền mẫu phức tạp hơn sẽ yêu cầu ít nhất 40-60 phổ để đảm bảo ứng dụng đáng tin cậy. Và cần chú ý rằng, 40-60 mẫu này cần bao phủ toàn bộ dải đo mà bạn mong muốn.
Hiệu chỉnh ứng dụng ra sao, khi nào cần thực hiện?
Hiệu chỉnh ứng dụng hay còn gọi là cập nhật ứng dụng. Công việc này cần thực hiện khi mẫu phân tích có sự thay đổi; so với mẫu ban đầu tạo ứng dụng.
Cách thức thực hiện hiệu chỉnh cũng gần tương tự như cách tạo ứng dụng. Nhưng số lượng mẫu chắc chắn sẽ ít hơn so với khi tạo ứng dụng; tuy nhiên lúc này bạn đã có sẵn ứng dụng và chỉ nạp thêm dữ liệu mới vào. Nên các công việc xử lý số liệu trên phần mềm sẽ đơn giản hơn.
Ngày nay, với nhu cầu ngày càng cao của khách hàng; các hãng thiết bị đã phát triển sẵn rất nhiều ứng dụng. Người dùng chỉ cần chọn máy đo quang phổ NIR có ứng dụng phù hợp và tiến hành công việc hiệu chỉnh ứng dụng nếu cần. Ngoài ra, các hãng cũng phát triển các phần mềm để tạo ứng dụng dành cho các khách hàng muốn tự tạo ứng dụng cho riêng mình.
Hãng Zeutec của Đức chuyên sản xuất máy đo quang phổ NIR với nhiều năm kinh nghiệm đã cho ra các dòng sản phẩm với ứng dụng chuyên biệt, độ chính xác cao, chỉ tiêu phân tích được thiết kế theo nhu cầu kiểm soát của từng công đoạn sản xuất, giúp người dùng tối ưu hóa qui trình sản xuất, đảm bảo chất lượng sản phẩm.
Công ty Beta Technology đại diện cho hãng Zeutec tại Việt Nam luôn sẵn sàng tư vấn lựa chọn cũng như hỗ trợ và hướng dẫn khách hàng từng bước để tạo và hiệu chỉnh ứng dụng. Hãy liên hệ chúng tôi khi bạn có bất kì thắc mắc hoặc nhu cầu về máy đo quang phổ NIR.

Tham khảo thêm các máy NIR Hãng ZEUTEC:
- Máy NIR phân tích thực phẩm: Model SpectraAlyzer FOOD
- Máy NIR phân tích sữa và sản phẩm sữa: Model SpectraAlyzer DAIRY
- Máy NIR phân tích thịt: Model: SpectraAlyzer MEAT
- Máy NIR phân tích hạt ngũ cốc: Model: SpectraAlyzer GRAIN
- Máy NIR phân tích bột: Model: SpectraAlyzer FLOUR
- Máy NIR phân tích bia: Model: SpectraAlyzer BRAUMEISTER
- Máy NIR phân tích rượu: Model: SpectraAlyzer WINE
- Máy NIR phân tích đường: Model: SpectraAlyzer SUGAR
- Máy NIR phân tích sản phẩm dệt: Model SpectraAlyzer TEXTILE
- Máy NIR phân tích đa dụng: Model SpectraAlyzer FLEX
Tài liệu tham khảo bài viết: tổng hợp
??Author (Yen Hoang)
Theo dõi các tin tức mới cập nhật thường xuyên của Beta tại các kênh
CÔNG TY TNHH BETA TECHNOLOGY
Địa chỉ: Số nhà 17, Đường số 12, Khu dân cư Cityland Park Hills, P10, Quận Gò Vấp, TP.HCM
Điện thoại VP: 028.6272.7095 – 028.6276.1581 / Hotline: 0903 042 747 (Mr. Trung)
Email: sales@betatechco.com
Website: betatechco.com / thietbihoanghiem.com / thinghiemxangdau.vn
Bài viết liên quan
Sự Thử Va Đập Charpy
Sự thử va đập Charpy còn được gọi là sự thử khắc-V Charpy là phép ...
Th7
Phương Pháp Đo Độ Nhớt Chất Lỏng
Nội Dung Bài Viết Đinh nghĩa độ nhớt chất lỏng ?Những yếu tố ảnh hưởng ...
Th7
Tìm Hiểu Về Phương Pháp Chưng Cất Đạm Kjeldahl
Nội Dung Bài Viết Giới thiệu về phương pháp chưng cất đạm Kjeldahl:Cách xác định ...
Th7
Lưu Ý Khi Mua Thiết Bị Phá Mẫu
Máy phá mẫu là một trong những thiết bị quan trọng trong quá trình chưng ...
Th6
ỨNG DỤNG NMR TRONG GIẢNG DẠY NGHIÊN CỨU
Ứng dụng NMR trong giảng dạy, nghiên cứu – giảng viên và sinh viên được ...
Th8
TỔNG QUAN VỀ MÁY NIR – MÁY QUANG PHỔ CẬN HỒNG NGOẠI
Nội Dung Bài Viết Với nhiều lợi ích mang lại như phân tích nhanh, chi ...
Th8