Nội Dung Bài Viết BỘ ĐO ĐỘ GIÃN DÀI QUANG HỌC MÁY UTMSỬ DỤNG CÔNG NGHỆ QUANG HỌC ĐO ĐỘ GIÃN DÀI – SỰ TỐI ƯU CHO MÁY UTMĐộ biến dạng giãn dài là một trong những chỉ tiêu quan trọng cần thử nghiệm trong máy UTM. Công nghệ mới sử dụng cảm biến laser giúp khắc phục các hạn chế của bộ đo giãn dài truyền thống. Hãng Salt – Hàn Quốc cho ra mắt thiết bị hoàn toàn mới Model S-One sử dụng một camera chuyên dụng với phần mềm xử lý tối ưu hóa độ chính xác và tăng thêm dữ liệu cho quá trình đánh giá sau thử nghiệm độ biến dạng. SƠ LƯỢC VỀ BỘ ĐO ĐỘ GIÃN DÀICác loại bộ đo giãn dài công nghệ cũCác bộ đo giãn dài truyền thống thường được phân loại theo nhiều mục đích và loại mẫu sử dụng. Nhưng chủ yếu được phân thành 2 loại là kẹp và tiếp xúc. Bộ để đo độ biến dạng loại kẹpLoại kẹp thường được sử dụng cho các mẫu dẹt và mẫu tròn với kích thước không quá lớn. mẫu sẽ được kẹp chặt tại 2 điểm bằng ngàm và sẽ di chuyển theo mẫu trong quá trình thử nghiệm.
Bộ để đo độ biến dạng loại tiếp xúcĐối với loại tiếp xúc thường được dùng với các mẫu có tiết diện ngang khá lớn. Thường có thể là các thanh thép hoặc các sản phẩm của quá trình tạo hình. Các loại tiếp xúc này thường được gắn trên cả 2 mặt của mẫu thử. Cơ chế đo theo dạng ma sát nên thường có sai số trong quá trình đo. Ngoài ra, một số bộ đo giãn dài không tiếp xúc đã có mặt trên thị trường với cơ chế dùng tia sáng để xác định khoảng cách dịch chuyển của mẫu. Thường sử dụng tia Laser để xác định điểm với lợi ích không tiếp xúc và có thể sử dụng trên hầu hết các loại mẫu với bất kỳ kích thước và chất liệu khác nhau. Cơ chế hoạt động của các loại đo độ giãn dài quang họcCơ chế hoạt động của bộ đo giãn dài là một thiết bị độc lập với thiết bị thử nghiệm. Không chịu tác động điều khiển bởi máy đo biến dạng UTM. Cấu tạo thiết bị đo chỉ tiêu độ giãn dài quang học gồm:
Các hệ thống này được lắp một bộ phận đo dịch chuyển giúp đo lại dịch chuyển của ngàm kẹp theo mẫu giúp xác định độ giãn của mẫu, có thể là các encoder ở các bộ phận cơ học và vixi xử lý ở hệ thống laserlazer.
Có hai loại là hệ ống trượt cho phép 2 ngàm trượt tự do trên thanh và hệ thống điều khiển giúp ngàm di chuyển đúng theo giá trị ghi được giúp loại bỏ các rơ cơ học trong thanh trượt. BỘ ĐO ĐỘ GIÃN DÀI S-ONE CỦA HÃNG SALT – HÀN QUỐCĐặc điểm cấu tạo bộ đo độ biến dạng Model S-OneThiết bị đo biến dạng Model S-One gồm một Camera chất lượng cao chuyên dụng để đo đạc sự biến dạng trên sản phẩm thử nghiệm. Sử dụng công nghệ quét hình ảnh đặc biệt giúp ghi nhận lại giá trị biến dạng theo thời gian thực một cách chính xác nhất.
Đặc điểm nổi bật bộ đo độ giãn dài quang họcS-One là một thiết bị vô cùng mạnh mẽ và đa dụng trong việc thử nghiệm cơ tính vật liệu. Chỉ với một hệ thống sử dụng cho hầu hết các loại thử nghiệm cơ tính như thử kéo, nén, uốn, xoắn, … . Thiết bị thử nghiệm sử dụng kết cấu camera và định dạng các điểm trên vật thể như hình mạng neuron. Chúng ta có thể xác định cùng lúc nhiều điểm trên vật thể và đo đạc chúng thay cho chỉ 2 điểm trên hệ thống cũ. Ngoài ra, với phần mềm chuyên biệt mạnh mẽ, S-One đã giúp các máy UTM của Salt trở thành các thiết bị đa dụng nhất với các chức năng thể hiện sự biến dạng của mẫu vật theo phân bố ứng suất.
Với chức năng mô hình hóa và thể hiện sự biến dạng theo lực cảu S-one giúp cho việc kiểm nghiệm hoặc viết nghiên cứu vô cùng thuận lợi. Chúng ta có thể biết được sự biến dạng của sản phẩm theo lực và thời gian với hình ảnh phân bố lực vô cùng độc đáo và độc quyền của hãng Salt.
Tham khảo thêm các máy đo độ bền kéo vật liệu UTM Hãng Salt – Hàn Quốc:
Author Minh Đức
CÔNG TY TNHH BETA TECHNOLOGY Địa chỉ: Số nhà 17, Đường số 12, Khu dân cư Cityland Park Hills, P10, Quận Gò Vấp, TP.HCM Điện thoại VP: 028.6272.7095 – 028.6276.1581 / Hotline: 0903 042 747 (Mr. Trung) Email: sales@betatechco.com Website: betatechco.com / thietbihoanghiem.com / thinghiemxangdau.vn |
Bài viết liên quan
Sự Thử Va Đập Charpy
Sự thử va đập Charpy còn được gọi là sự thử khắc-V Charpy là phép ...
Th7
Phương Pháp Đo Độ Nhớt Chất Lỏng
Nội Dung Bài Viết Đinh nghĩa độ nhớt chất lỏng ?Những yếu tố ảnh hưởng ...
Th7
Tìm Hiểu Về Phương Pháp Chưng Cất Đạm Kjeldahl
Nội Dung Bài Viết Giới thiệu về phương pháp chưng cất đạm Kjeldahl:Cách xác định ...
Th7
Xác định hàm lượng Casein trong sữa bằng phương pháp Kjeldahl
Xác định hàm lượng Casein thông qua phương pháp Kjeldahl nhằm xác định hàm lượng ...
Th7
Các Kỹ Thuật Sắc Ký Và Kinh Nghiệm Chọn Sắc Cho Phòng Thí Nghiệm
Sắc ký là khái niệm về hệ số phân vùng giữa hai chất dung môi ...
Th6
Lưu Ý Khi Mua Thiết Bị Phá Mẫu
Máy phá mẫu là một trong những thiết bị quan trọng trong quá trình chưng ...
Th6